Hiện nay công nghệ nha khoa rất phát triển giúp phục hồi và điều trị những răng bị xuống cấp một cách hiệu quả, hạn chế đáng kể những trường hợp nhổ răng và bảo toàn răng tối đa. Tuy nhiên vẫn còn nhiều trường hợp mà bác sĩ phải chỉnh định nhổ bỏ.
Trong bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những trường hợp được chỉ định và chống chỉ định nhổ răng. Qua đó, bạn sẽ nắm được kiến thức cơ bản và có những quyết định đúng đắn trước ca nhổ răng.
Trường hợp chỉ định nhổ răng
Với răng vĩnh viễn:
-Thân răng bị hư hỏng, phá hủy hớn, lung lay độ 3, 4 do viêm quanh răng và không thể đảm bảo khả năng ăn nhai cũng không có cơ hội phục hồi hình thể sau khi điều trị nội nha.
– Răng sau điều trị nội nha mà không có kết quả, có hiện tượng chân răng dị dạng, cong tắc ở các răng hàm sau.
– Các răng bị sâu chân, chân gãy nằm dưới bờ lợi cần nhổ răng.
– Răng bị tổn thương mạn tính vùng cuống như u hạt, có nang, không còn cơ hội bảo tồn bằng nội nha hay phẫu thuật cắt cuống.
– Răng mọc ngầm, mọc lệch gây biến chứng tại chỗ.
– Răng 8 mọc lệnh, mọc ngầm hoặc mọc thẳng như hàm không đủ chỗ gây ảnh hưởng đến các răng khác.
– Răng thừa ảnh hưởng đến các răng bình thường khác.
– Răng bị dị dạng hay vẩu quá mức không có điều kiện phù hợp để chỉnh nha hay phục hình.
– Nhổ răng không có giá trị chức năng hoặc gây trở ngại đến hiệu quả phục hình.
– Răng mọc lệch lạc mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến chức năng mà không kéo lại về đúng vị trí trên cung hàm tạo nên đường cười như mong muốn.
– Răng thừa ảnh hưởng đến độ đối xứng trên cung hàm cần tiến hành nhổ sớm.
– Nhổ răng theo chỉ định riêng từng trường hợp nắn chỉnh.
– Những răng là nguyên nhân của các viêm nhiễm mạn tính tại chỗ và toàn thân.
– Một số trường hợp cần chỉ định nhổ răng liên quan đến người bệnh
Với răng sữa:
– Răng sữa bị lung lay, tiêu chân và đã đến tuổi thay răng.
– Răng sữa bị viêm mạn tính, được nhiều trị nhiều lần mà không có kết quả thậm chí là gây nhiều biến chứng nặng nề: viêm tổ chức liên kết, viêm xương hay hỏng mầm răng.
– Răng sữa để muộn cản trở việc mọc răng vĩnh viễn đúng khớp cắn.
– Răng sữa mọc ngay sau khi sinh khiến bé gặp trở ngại uống.
Trường hợp chống chỉ định nhổ răng
Một số trường hợp cần chống chỉ định nhổ răng để đảm bảo sức khỏe răng miệng và không gây biến chứng về sau:
Chống chỉ định tạm thời:
– Trường hợp viêm lợi hay viêm miệng mức độ cáp tính đã gây cản trở đến cử động há miệng và khó can thiệp.
– Răng viêm quanh cuống, quanh thân răng cấp tính.
– Nhổ răng hàm lớn, hàm nhỏ trong giai đoạn bị viêm xoang hàm cấp tính.
– Phụ nữ đang mang thai giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối.
– Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt. Có thể nhổ sau khi kết thúc kì kinh.
– Bệnh nhân đang sốt, có bệnh tim mạch, tâm thần, đái đường và các bệnh về máu. Những trường hợp này nếu cần nhổ cần phải được chuẩn đoán kỹ lưỡng.
– Bệnh nhân còn thắc mắc về nhổ răng.
– Bệnh nhân đang và sau khi chạy tia X
– Cơ sở vật chất không đủ đáp ứng một ca nhổ răng.
Chống chỉ định tuyệt đối:
– Bệnh nhân bị ung thư máu.
– Bệnh nhân có sức khỏe kém không đủ sức trải qua một ca nhổ răng.
– Bệnh nhân đang bị các bệnh lý toàn thân, bệnh mãn tính giai đoạn cuối, bệnh nhân đang mắc AIDS không thể thực hiện nhổ răng.
Những trường hợp chỉ định hay chống chỉ định trong nhổ răng có thể linh động trong từng trường hợp. Nhổ hay không hay không nhổ răng không được cứng nhắc và cần căn cứ vào: tình trạng, mức độ và yêu cầu bệnh nhân, cơ sở vật chất tại phòng nha…
Đối với bệnh nhân, khi có nhu cầu nhổ răng, các bạn cần đến trực tiếp các cơ sở chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và đưa chỉ định cụ thể.